Dán phim cách nhiệt cho kính có thể chống nóng? Trải nghiệm người dùng cho thấy sự thật

Rate this post

Dán phim cách nhiệt cho tường kính, cửa kính liệu có phải là giải pháp hữu hiệu cho việc chống nóng, làm mát không gian nhà ở, văn phòng vào mùa hè?

Ngày nay, cửa kính, tường kính là một trong những xu hướng thiết kế nhà ở, văn phòng kiểu mới được ưa chuộng. Nó vừa giúp mang lại nguồn ánh sáng tự nhiên, vừa tăng tính thẩm mỹ cho không gian.

Tuy nhiên, chất liệu kính cũng chính là nguyên nhân vô tình làm tăng nhiệt độ phòng vào mùa hè. Bởi qua tấm kính, ánh nắng sẽ xuyên qua và chiếu thẳng vào nhà. Điều này còn vô tình gây ra tình trạng bức xạ tia UV, IR…


Việc sử dụng kính trong xây dựng nhà ở, văn phòng dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng. (Ảnh minh họa)

Giải quyết cho vấn đề này, nhiều gia đình lựa chọn phương pháp che chắn bằng rèm cửa, mành… Tuy nhiên, cách này chỉ giúp ngăn chặn ánh nắng chiếu vào không gian chứ không có tác dụng làm hạ nhiệt, làm mát.

Trong những năm gần đây, một phương pháp khác xuất hiện được đánh giá là có hiệu quả tốt hơn rất nhiều, đặc biệt là trong việc giúp hạ nhiệt, chống nóng cho toàn bộ không gian. Đó chính là dán phim cách nhiệt cho tường kính, cửa kính.

 

Phim cách nhiệt và nguyên lý hoạt động

Phim cách nhiệt là một tấm phim polyester có keo để dán lên mặt kính của những ngôi nhà hay các tòa nhà văn phòng.

Sau khi dán phim cách nhiệt, tùy vào loại phim sẽ có độ biến màu, làm thay đổi độ trong suốt của mặt kính khác nhau. Thông thường, với những loại mã phim cao cấp, có giá thành đắt hơn, điều này sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều. Nhưng với những loại giá rẻ hơn thì ánh sáng đi vào nhà qua tấm kính sẽ bị giảm đi một lượng nhất định.

Dán phim cách nhiệt cho kính có thể chống nóng? Trải nghiệm người dùng cho thấy sự thật - Ảnh 3.

Với các loại phim cao cấp, giá thành cao, độ biến màu thấp, ít ảnh hưởng tới độ trong suốt của tấm kính. (Ảnh Duy Luân Dễ Thương)

Khi dán phim lên một bề mặt, nhiệt lượng từ ánh sáng mặt trời truyền đến sẽ được hấp thụ vào tấm phim. Sau đó, lượng nhiệt này sẽ được bức xạ và khuếch tán ra bên ngoài môi trường thay vì được hấp thụ bởi tấm kính. Chính vì vậy, nhiệt độ trên tấm kính sẽ được giảm đi đáng kể, kèm theo nhiệt lượng truyền từ bên ngoài vào trong không gian cũng sẽ được giảm đi.

Bên cạnh khả năng làm giảm nhiệt lượng trên bề mặt kính, chống nóng, làm mát không gian nhà ở, văn phòng, cản bức xạ, tia cực tím, việc dán phim cách nhiệt cũng đem lại những tác dụng khác nữa như giúp tiết kiệm năng lượng, tăng độ an toàn cho kính, chống va đập làm vỡ kính…

Lớp phim dán ngoài kính như một lớp đệm chống va chạm. Trong trường hợp kính vỡ, lớp keo của phim cách nhiệt sẽ kết dính và giữ lại các mảnh kính vụn khi vỡ, hạn chế việc chúng rơi xuống đất, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Thay vì được hấp thụ trực tiếp bởi tấm kính, nhiệt lượng từ ánh sáng mặt trời sẽ bị lớp phim dán phản xạ lại và khuếch tán ra ngoài môi trường. (Ảnh minh họa)

Trên thị trường hiện nay có 2 loại phim cách nhiệt cơ bản là phim không phản quang (phim nhuộm màu) và phim phản quang (phim kim loại).

Trong đó, phim không phản quang có khả năng hấp thụ nhiệt lớn hơn khả năng phản xạ nhiệt, thích hợp sử dụng cho xe ô tô. Vừa cách nhiệt, vừa đảm bảo đủ ánh sáng an toàn khi lái xe. Còn với phim phản quang, khả năng phản xạ nhiệt tốt hơn khả năng hấp thụ nhiệt, phù hợp hơn với các cửa, tường kính của nhà ở, văn phòng.

Giá của các loại phim dán cách nhiệt giao động trong nhiều khoảng, có loại giá rẻ chỉ từ 300.000 đồng/m2 thi công, loại cao cấp hơn có giá lên tới hơn 1.000.000 đồng/m2.

Để có thể đạt được hiệu quả cách nhiệt tốt nhất, bạn cần lựa chọn loại phim, mã phim phù hợp với nhu cầu và điều kiện không gian nhà mình, cùng với đó là đơn vị thi công uy tín, có kinh nghiệm. Nếu không may chọn phải những loại hàng giả hàng nhái, chúng chỉ là những tấm phim nhuộm màu chứ không có tác dụng cách nhiệt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *